Bạn có thể có ý kiến khác về Marie Kondo và phong trào sống tối giản, nhưng quả thật, cô đã đem đến một góc nhìn mới sâu sắc và thậm chí “mang tính cách mạng”, khiến cả thế giới phải chú ý: sự khác biệt giữa dọn dẹp và sắp xếp ngăn nắp. Bài học rút ra là rất nhiều người được dạy cách dọn dẹp, nhưng chưa chắc họ đã được dạy cách sắp xếp ngăn nắp. Họ đang thực hiện một hành vi nhưng lại mong muốn kết quả của một hành vi khác. Kondo chỉ cho ta thấy rằng dọn dẹp là hành động vệ sinh, còn sắp xếp ngăn nắp là hành động tổ chức và phân loại – áp dụng cho toàn bộ căn nhà và dần dần thay đổi cả cuộc đời của một con người.
Chúng ta thường dễ bỏ qua những từ ngữ mà chúng ta nghĩ mình đã hiểu rõ, bởi con người là vậy. Theo đó, có một cặp từ khác chúng ta cần phân biệt rõ ràng: gặp gỡ và gắn kết.
Chúng ta có xu hướng dùng lẫn lộn hai từ gặp gỡ và gắn kết, đặc biệt là ở nơi làm việc. Nhưng đó lại là hai kiểu tương tác khác nhau. Việc xem xét những khái niệm này dưới góc nhìn nghiêm túc có vẻ không cần thiết, nhưng không nắm vững sự khác biệt này chính là lý do nhiều sự kiện “xây dựng đội nhóm” và kết nối ( English ) lại thiếu hiệu quả. Dù rất cố gắng xây dựng sự gắn kết giữa các nhân viên ( English ) nhưng các nhà tuyển dụng thường chỉ tạo điều kiện cho họ “gặp gỡ”. Một khi hiểu được sự khác nhau giữa gặp gỡ và gắn kết, chúng ta có thể lên chương trình cho những sự kiện ở nơi làm việc ( English ) (cùng mục đích phía sau đó) thật khác biệt, mở đường cho thành công lớn hơn.
Gặp gỡ là gì?
Những buổi giới thiệu ban đầu thường là đặc trưng của hoạt động gặp gỡ. Tôi biết rõ điều này nhờ bảy năm kinh nghiệm trong ngành hẹn hò trực tuyến. Khi gặp nhau, con người thường hay trao đổi thông tin về bản thân thay vì chia sẻ những câu chuyện. Chắc hẳn bạn đã từng trò chuyện với một người độc thân và đang hẹn hò. Và lời kêu ca bạn thường nghe nhất là sự mệt mỏi của quá trình ấy. Đúng vậy, một phần chính là do quá trình hẹn hò – đó là sự may rủi đến từ việc ghép đôi, chuyện trò và hẹn hò trực tiếp với nhau. Nhưng nếu lắng nghe kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng khía cạnh mệt mỏi nhất của quá trình này là sự trao đổi lặp đi lặp lại những thông tin mà hai người hẹn hò có.
Nếu chỉ trao đổi thông tin đơn thuần, họ sẽ không thực sự hiểu đối phương. Và nếu không có sự hiểu thấu đó thì trong bối cảnh như buổi hẹn hò, họ sẽ dễ bỏ qua đối tượng. Một lời nhận xét vu vơ, cảm giác tồi tệ, hay việc không chia đôi hóa đơn theo đúng ý bạn có thể là dấu hiệu “không hẹn ngày gặp lại” sau cuộc hẹn đầu tiên.
Ở nơi làm việc, chúng ta rất hay vội vàng phán xét về đồng nghiệp bởi chưa từng tìm hiểu họ kỹ hơn. Ví dụ điển hình nhất về việc chúng ta chỉ gặp gỡ – mà không gắn kết – ở nơi làm việc chính là sự trông đợi quá mức vào những buổi liên hoan nhẹ sau giờ làm mà ta coi là cơ hội giao lưu. Đâu phải mọi người không thể hay sẽ không bao giờ gắn kết trong những dịp này. Nhưng những điều kiện này phù hợp để giới thiệu ngắn gọn với số đông hơn là xây dựng sự gắn kết mạnh mẽ với số ít – và đó chính là điều xây dựng nên trải nghiệm có ý nghĩa cho nhân viên.
Gắn kết là gì?
Gắn kết ( English ) là hiểu rõ hơn về ai đó. Quá trình này tràn ngập sự háo hức và thường xảy ra khi bạn lắng nghe hành trình của một người. Gắn kết là vượt xa hơn những câu gợi chuyện và pha trò – mà không cần phải phô bày hết điểm yếu hay những khoảnh khắc riêng tư của bản thân. Gắn kết đôi khi chỉ là cùng bàn về một tập phim Trò chơi Vương quyền hay kể lại bánh burrito nhiều pho mát ngon tuyệt bạn ăn tối qua.
Hãy nghĩ về những lúc có ai đó kể chuyện cho bạn nghe và bạn sẽ vừa nghe, vừa mường tượng. Bạn bắt đầu hình dung về người đó trong một hoàn cảnh khác và kết quả là bạn sẽ rút ra được hình ảnh tổng thể hơn về họ. Điều này không có nghĩa là bạn phải thích hay làm bạn với người đó. Nhưng qua sự tương tác này, bạn có thể vẽ ra bức tranh đầy đủ hơn về con người họ.
Làm sao để tạo ra sự gắn kết ở nơi làm việc
Đây chính là thời điểm các nhà tuyển dụng cần đến danh sách “mẹo và hướng dẫn” để giúp nhân viên gắn kết, xây dựng môi trường làm việc trọn vẹn hơn. Mấu chốt là đây: Đừng tập trung vào mẹo và hướng dẫn – bởi như vậy là bạn đang nghĩ về chiến thuật (giải quyết vấn đề trước mắt) thay vì nghĩ về chiến lược (xem xét mục tiêu chung). Thay vào đó, hãy suy nghĩ toàn cục về việc tạo ra những bối cảnh mà mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về nhau và bước vào một không gian mà sự gắn kết đích thực có thể nảy sinh.
Ví dụ, hãy bắt đầu từ gốc rễ của nhiều cuộc tụ tập nơi công sở: đồ ăn. Mọi người thường cho rằng đồ ăn miễn phí sẽ thu hút mọi người lại với nhau. Về lý thuyết thì đúng vậy, nhưng chúng ta đang hướng đến ý nghĩa, chứ không đơn thuần là ăn uống. Khi đặt đồ ăn cho buổi tụ tập của nhóm, chúng ta luôn cân nhắc những hạn chế về chế độ ăn, dị ứng và có thể là sở thích của nhóm nữa. Nhưng nếu nghĩ theo hướng khác, rằng thức ăn là cầu nối để tìm hiểu thêm về nhân viên chưa? Tại WeWork, tôi đã đề ra một khái niệm kết nối nhưng đơn giản mang tên “Feast of Favorites” (Bữa tiệc Yêu thích).
Chương trình diễn ra như sau: Trước bữa ăn nhóm ( English ), tôi sẽ gửi email một bài khảo sát ngắn, vui nhộn cho nhóm gồm 15 người, trong đó phải có năm người vừa tham gia nhóm để có trải nghiệm nhân viên đa dạng. Tôi đặt ra những câu hỏi như: “Khi vào quán bar, bạn thường muốn gọi món gì trước tiên?” và “Món ăn nào sẽ khiến bạn mỉm cười?”; “Món ăn nào khiến bạn không thể từ chối?”; “Món nào khiến bạn bất lực?”; “Món ăn nào tượng trưng cho văn hóa hay cuộc sống gia đình bạn?”.
Rồi sau khi tôi cung cấp món ăn dựa theo những câu trả lời trong khảo sát, chúng tôi họp lại cùng với tất cả thức ăn được dán nhãn, chỉ rõ món nào gắn liền với thành viên nào trong đội. Trong quá trình này, chúng tôi không chỉ chia sẻ thức ăn dựa theo hạn chế về chế độ ăn. Chúng tôi còn chia sẻ những nụ cười, ước nguyện, khao khát và sở thích, dù cao sang hay bình dị. Bỗng nhiên, thức ăn không chỉ là mục trong thực đơn mà đã trở thành cầu nối giúp chúng tôi hiểu nhau hơn. Kỹ sư phần mềm người Pakistan của chúng tôi có cơ hội nói về món cà ri cá Bengal. Nhà thiết kế hào hứng hẳn lên khi bánh chanh vuông xuất hiện. Trưởng nhóm ca ngợi món mì ống & pho mát kèm nấm truffle.
Sự khác biệt giữa gặp gỡ và gắn kết
Chúng tôi đáng lẽ chỉ ăn cùng nhau. Nhưng thay vào đó, chúng tôi đã tiến xa hơn khi tìm hiểu về đồng nghiệp. Sự kiện đầy ắp những cuộc trò chuyện hào hứng, không ai phải nói chuyện xã giao qua quýt hay lôi chuyện của bản thân ra làm chủ đề. Không ai phải tiết lộ những điều quá riêng tư và không ai phải trở thành tâm điểm.
Tạo ra những sự gắn kết đích thực ở nơi làm việc có thể dễ dàng như thế đấy. Nếu gặp gỡ chỉ là dịp để biết tên và chức vị của một người thì gắn kết có thể đơn giản là biết đồng nghiệp của bạn cho rằng bánh chanh vuông là sự kết hợp hoàn mỹ của bánh tart và kết cấu.
Gắn kết không dừng lại ở những điều cơ bản. Đừng đợi đến sự kiện xây dựng đội nhóm. Đừng nghĩ rằng cuộc trò chuyện phải mang tính cá nhân hay đi liền với nỗi đau đớn sâu sắc (bạn không cần đào sâu vào nỗi chật vật của người khác). Gắn kết không cần phải mang tính cá nhân. Gắn kết là cơ hội thể hiện cá tính của một người.
Lakshmi Rengarajan là tư vấn viên về gắn kết tại chỗ làm việc của WeWork. Trước khi đến với WeWork, Rengarajan đảm nhận vị trí giám đốc chiến lược và thiết kế sự kiện ở Match.com. Cô đã thành lập và phát triển diễn đàn hẹn hò ngoại tuyến Me So Far để giúp những người độc thân đi từ gặp gỡ đơn thuần đến gắn kết thực sự.